Những địa danh làm gốm Nha Trang nổi tiếng lâu đời

Làm gốm Nha Trang và khám phá những làng nghề truyền thống làm gốm tại Nha Trang làm nên tên tuổi và góp phần tạo dựng giá trị văn hóa cho nghề gốm lâu đời tại Việt Nam. Làng gốm Lư Cấm trên 200 năm tuổi trải qua nhiều năm hưng thịnh nằm giữa con đường nhỏ của làng quê, cách Nha Trang khoảng 4km, cũng là điểm gây sự thích thú lẫn tò mò cho du khách trong những chuyến du lịch đến Nha Trang. Hôm nay cùng Gốm Sứ Mộc đến khám phá những địa danh làm gốm Nha Trang nổi tiếng như thế nào nhé.

1/ Lịch sử làng nghề gốm tại Nha Trang

Câu chuyện về làng gốm Lư Cấm thuộc phường Ngọc Hiệp, thành phố du lịch Nha Trang chuyên sản xuất các mặt hàng gốm. Theo dấu thời gian, hiện nay làng nghề này chỉ còn sản xuất một loại đó là lò đất nung. Tuy làng gốm Lư Cấm không còn như trước nữa nhưng những người thợ ở đây vẫn gắn bó với nghề, hàng ngày vẫn làm ra những chiếc lò đất nung để phục vụ đời sống.

Làng Lư Cấm chỉ cách thành phố Nha Trang chưa đến 4 km đường đi mất khoảng 10 phút lái xe để đến làng. Đến đây, du khách sẽ thấy một bầu không khí thanh bình không ồn ã, xô bồ như nơi thành thị, những người dân nơi đây vẫn chăm chỉ gắn bó với nghề truyền thống mà cha ông đi trước để lại nhưng chủ yếu họ không còn sản xuất đồ gốm nhiều như xưa nữa mà tập trung vào tạo ra những sản phẩm lò đất nung để phục vụ sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày.

làm gốm nha trang
làm gốm nha trang

2/ Quá trình làm gốm Nha Trang

Ngồi ngắm những người thợ chân chất với đôi tay khéo léo nhào nặn như dồn hết cả tâm huyết vào sản phẩm tại địa điểm du lịch Nha Trang sẽ mang đến sự thú vị, đam mê khám phá về làng nghề sẽ khiến du khách thêm hào hứng. Để làm ra một chiếc lò nung cần rất nhiều công đoạn, không cầu kì nhưng đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo, nguyên vật liệu rất giản dị như đất được trộn mịn ra đem nhào với nước cho nhuyễn rồi chia ra thành từng phần đủ để tạo ra một chiếc lò, tiếp theo người thợ khéo léo tạo phần thân lò theo một chiếc khuôn mà hình dáng, kích thước đều đã được quy định sẵn, tạo thêm cho lò cửa lò để không khí vào, chân lò, vỉ lót lò.

Người thợ sẽ lựa chọn tôn để chế tạo khung lò đem đến sự cứng cáp, kiên cố cho chiếc lò. Khi hoàn thiện xong, lò được đem ra sân phơi dưới trời nắng trong thời gian nhất định, rồi được thêm quai lò để người dùng tiện cho việc di chuyển khi sử dụng và công đoạn cuối cùng là quét lên lò một lớp đất sét đặc, đem lò đi nung với thời gian 20 tiếng đồng hồ, lò nung đạt độ tiêu chuẩn sẽ cho màu đỏ rực ấm áp bắt mắt.

Mời các bạn đọc thêm bài viết quy trình làm gốm Lái Thiêu tại đây: Quy trình làm gốm Lái Thiêu – Những điều cần biết

3/ Sản phẩm gốm Nha Trang

Làng gốm Lư Cấm nằm bên bờ sông Cái, sản xuất các mặt hàng gốm phong phú như lu, vại, lò, bình… được đưa xuống thuyền gỗ chở mang đến nhiều địa phương, vào tận đến thành phố Phan Rang, hay còn ra đến ngoài Phú Yên. Ngày nay, tại ngôi đình làng Lư Cấm vẫn còn lưu giữ, bảo tồn văn tự thờ ông tổ gốm ngày xưa. Sau đó, con đường thủy không còn được sử dụng nhiều nữa, hàng gốm lại được các thương lái có nhu cầu tìm tới tận làng mua. Gốm Lư Cấm trong bản đồ truyền thống Nha Trang nổi tiếng làm nên thương hiệu riêng cho mình một phần lớn nhờ vào nguyên liệu đất sét Vĩnh Thạnh bởi đất sét của vùng đất Vĩnh Thạnh có màu sắc tươi đỏ, hồng rất đẹp và mang lại tuổi thọ lâu cho món đồ. Sau này, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều chất liệu đã được thay thế chất liệu gốm nên nghề gốm ở Lư Cấm không còn phồn thịnh như trước. Những sản phẩm gốm không còn sản xuất nhiều chủng loại như xưa mà chỉ còn sản xuất lò đốt than hay đốt củi cho việc nấu nướng.

làng làm gốm
làng làm gốm nổi tiếng Việt Nam

4/ Một số câu hỏi hỏi liên quan

4.1 Các sản phẩm gốm Nha Trang?

Sản phẩm đầu tiên của các lò gốm Lư Cấm là gạch ngói, sau đó sản xuất vật dụng sinh hoạt. Với vật dụng sinh hoạt, Lư Cấm sản xuất vò, lu, hũ, vại, nồi nấu cơm, trả, diệm, cối, chậu rửa, ấm nước, lư, độc bình, bình đựng vôi ăn trầu, lư cắm nhang,…

4.2 Làng gốm Nha Trang Lư Cấm hình thành từ khi nào?

Tính đến nay làng nghề làm gốm truyền thống tại Nha Trang đã hình hơn 200 năm lịch sử và mang đậm giá trị văn hóa trong nghề gốm Việt Nam.

4.3. Những kỹ thuật sản xuất gốm truyền thống nào được áp dụng tại làng nghề làm gốm Nha Trang?

Các kỹ thuật sản xuất gốm truyền thống tại làng nghề Nha Trang bao gồm đúc, ép, nặn và trang trí bằng tay.

Cảm ơn quý đọc giả đã dành thời gian để đọc bài viết của Gốm Sứ Mộc và các chủ đề liên quan. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về làm gốm nha trang. Chúng tôi sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể có về chủ đề này. Hãy tiếp tục khám phá và đắm mình trong vẻ đẹp của nghệ thuật gốm sứ và nghề gốm. Chúc bạn có một ngày tốt lành!

Bài viết liên quan
Đặt hàng
087.790.7790